Cách chạy bền 1500m không mệt để đạt thành tích tốt nhất

(GMT+7)

Chạy bền là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng. Cách chạy bền 1500m không mệt dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua bản thân một cách hiệu quả nhé!

Hướng dẫn cách chạy bền 1500m không mệt, không mất sức

HLV thể dục cho rằng, chạy bền 1500m không hề đơn giản đối với người mới bắt đầu tham gia chạy bộ. Và để chạy bền 1500m không mệt, không mất sức đòi hỏi phải có quá trình tập luyện và áp dụng phương pháp chạy bộ đúng đắn.

Khởi động kỹ càng trước khi chạy bền

Việc khởi động trước khi tập luyện sẽ giúp làm nóng các cơ bắp và độ dẻo dai của khớp, giúp ngăn ngừa tình trạng chấn thương trong quá trình luyện tập, bởi bạn sẽ phải chạy một chặng đường dài nên tốt nhất hãy khởi động thật kỹ.

Bạn hãy dành khoảng 5 đến 10 phút để làm nóng toàn bộ cơ thể bằng cách xoay các khớp cổ tay, cổ chân, xoay hông, đầu gối, vặn người, chạy bước nhỏ tại chỗ…

Trang phục chạy hợp lý đặc biệt là giày chạy

Giày chạy của bạn nên nhẹ, ôm sát vào chân nhưng không quá chật tới mức làm đau chân. Chạy với giày rộng sẽ khiến kết quả của bạn bị giảm đáng kể đấy.

Trang phục không nên quá rộng dễ gây vướng víu, không quá chật tạo cảm giác khó chịu.

Cách chạy bền 1500m không mệt để đạt thành tích tốt nhất

Tư thế khi chạy bền

Khi chạy bền, bạn cần giữ thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, thân người hơi cúi nhẹ về phía trước để tạo đà chạy nhanh.

Bạn không nên cúi người quá sâu về phía trước hay ngả người về phía sau, điều này sẽ làm cơ thể mất cân bằng dễ té ngã và tiêu hao nhiều sức lực.

Cân bằng nhịp độ chạy

Giữ được nhịp độ ổn định là lợi thế quan trọng giúp bạn chinh phục cự ly 1.500 với thành tích tốt nhất. Do đó, khi chạy bền, bạn nên duy trì các bước chân nhỏ với nhịp độ vừa phải khi bắt đầu chạy, chân tiếp đất bằng gót trước rồi mới hạ các ngón chân.

Kỹ thuật chạy bền này sẽ giúp đôi chân di chuyển nhẹ nhàng và đều đặn hơn, tránh được tình trạng mất sức trong quá trình chạy.

Thực hiện tay đúng kỹ thuật

Để chạy bền 1500 hiệu quả, bạn cần chú ý đến kỹ thuật vung tay sao cho đúng cách. Hai cánh tay vung nhịp nhàng theo tốc độ của đôi chân, đều đặn theo nhịp bước chân.

Hai bàn tay nắm hờ lại, động tác vung tay vừa phải, không nên vung tay quá cao sẽ khiến bạn nhanh mệt và mất sức.

Thực hiện tay đúng kỹ thuật là cách chạy bền 1500m không mệt

Tính toán thời gian và vận tốc hợp lý

Bạn cần tính toán thời gian và duy trì tốc độ hợp lý trong suốt quá trình chạy. Đầu tiên bạn chạy chậm và chạy những bước ngắn trước. Sau đó, tăng dần tốc độ và điều chỉnh các bước chạy xa hơn, cố gắng tăng vận tốc.

Bạn cũng có thể thả lỏng cả 2 tay của mình ra, người hơi cúi về trước, mắt nhìn thẳng đồng thời bám sát người có tốc độ tốt để họ hỗ trợ cản gió, hạn chế tầm nhìn cho mình.

Khi gần về đến đích bạn hãy dùng hết sức lực của mình để chạy hết đoạn đường còn lại. Tay bạn nên co lại, người cố gắng vươn về phía trước, nín thở và tăng tốc độ hết mức có thể để đến cán đích.

Kỹ thuật hít thở khi chạy bền

Hít thở đúng cách đóng vai trò rất quan trọng khi bạn chạy bộ, đặc biệt với chạy bền. Phương pháp hít thở đúng cách khi chạy bền là hít thật sâu vào bằng mũi và thở chậm ra bằng miệng đồng thời kết hợp ăn ý giữa nhịp thở và nhịp chạy. Bạn có thể áp dụng cách thở khi chạy thì cứ bước 2 bước hít vô đến bước thư 3 thì thở ra.

Lịch tập chạy bền 1500m đạt thành tích tốt

Chạy bền 1500m không chỉ là bài tập rèn luyện sức khỏe thể chất bình thường mà còn là bài tập kiểm quan trọng của bộ môn thể dục ở trường học. Do vậy bạn cần có chiến thuật để luyện tập cũng như chạy bền 1500m tốt nhất.

Ngoài việc áp dụng cách chạy bền 1500m theo hướng dẫn ở trên, bạn nên tập luyện theo lịch chạy sau đây nhằm đạt hiệu quả cao.

Lịch tập chạy bền 1500m đạt thành tích tốt

– Thứ 2: Sáng tập thể lực; Chiều chạy nước rút (60 – 15m/lần) + 30 phút chạy đều.

– Thứ 3: Chạy 10 lần quãng đường 800m, nghỉ 45 giây cho mỗi lần.

– Thứ 4: Chạy nhanh trong vòng 8 phút với tốc độ đều nhau.

– Thứ 5: Chạy 4 hiệp 200m, mỗi hiệp 4 vòng, nghỉ 30 giây giữa 2 vòng, chạy bền 800m.

– Thứ 6: Nghỉ ngơi, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

– Thứ 7: Chạy 2 vòng 600m, 2 vòng 200m, nghỉ 30 giây mỗi 2 vòng, chạy bền 800m.

– Chủ Nhật: Chạy đều 1500m, chạy 10 vòng 200m, nghỉ 45 giây mỗi 2 vòng.

Lưu ý: Nghỉ 5 phút mỗi khi chuyển bài, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các loại nước có chứa điện giải trong quá trình tập luyện, điều này sẽ giúp bạn hạn chế mất nước và điện giải của cơ thể, tăng sức bền hiệu quả hơn trong quá trình tập luyện.

Trên đây là cách chạy bền 1500m không mệt và cách tập để đạt thành tích tốt nhất. Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đặt ra của bản thân đồng thời đạt thành tích cao nếu tham gia giải chạy bền nào đó nhé!

Xem thêm:

Liên kết hữu ích: 188bongda